Hosting là gì?

Hosting được hiểu là một dịch vụ cung cấp máy chủ, nơi lưu trữ mọi dữ liệu của website, được kết nối đường truyền internet tốc độ cao để phân tán dữ liệu lên internet bằng cách cho phép người dùng tải dữ liệu hoặc gửi dữ liệu lên.

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 1

Nói chung mọi thứ được chia sẻ trên internet đều phải có một nơi cao cấp để lưu trữ, nơi đó chính là hosting.

Ví dụ: Một hình ảnh được lưu trên máy tính riêng của bạn thì sẽ chẳng ai xem được ở máy tính khác, nhưng bây giờ bạn muốn chia sẻ nó lên mạng internet để cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu cũng có thể xem được thì bạn phải upload lên mạng, sau khi upload hình ảnh đó nó được lưu trữ ở một hosting.

Nếu bạn sử dụng mã nguồn WordPress.org thì bạn cần phải có một cái host thì bạn mới chạy nó được. Từ đó bạn mới có thể đưa website của mình lên internet.

Các loại hosting thông dụng

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 2

Mua tài khoản số đẹp MB Bank giá rẻ hơn 95%

Gồm 4 loại phổ biến:

  1. Free Hosting – Host miễn phí: Đây một dịch vụ cho phép bạn đăng ký một gói host với chi phí bằng không. Loại này thường được sử dụng bởi những người mới bắt đầu học lập website, không có khả năng về tài chính.
  2. Shared Hosting – Host sử dụng chung tài nguyên: Đây là các gói host được sử dụng chung một nguồn tài nguyên trên máy chủ như RAM, CPU, Dung lượng đĩa, Băng thông,…Và dĩ nhiên, chúng đều nằm trên chung một máy chủ vật lý.
  3. Virtual Private Server (VPS) – Máy chủ ảo riêng: VPS thì cũng có chức năng như host thôi, vì nó cũng nằm trên một server vật lý, nhưng cái khác là nó được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập, không ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng một server.
  4. Dedicated Server – Máy chủ riêng: Dedicated Server nghĩa là thuê cả một máy chủ riêng được đặt trong hệ thống, và cách sử dụng có thể gọi là gần giống như VPS nhưng bạn sẽ có nhiều quyền hạn hơn, tài nguyên dồi dào hơn, bảo mật tốt hơn.
  5. Cloud Hosting: Cloud Hosting (hệ thống host sử dụng công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing) nghĩa là một mạng nhiều máy chủ tập hợp lại thành một mạng đám mây và cho phép người dùng truy cập nó cùng thời điểm. Nói chính xác hơn, nghĩa là nhiều máy tính tập hợp lại và cung cấp tài nguyên cho người dùng.

Hệ điều hành hosting

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 3

Hosting gồm 2 hệ điều hành chính đó là Linux và Windows, cả 2 loại đều có thể chạy được cho WordPress, nhưng WordPress hoạt động tốt nhất trên hệ điều hành Linux chứ không phải Windows, vì Windows hosting không đạt tiêu chuẩn của WordPress nên rất hay bị lỗi và khó sử dụng.

Khi chọn host để chạy website WordPress, bạn cần nắm bắt được nên chọn Linux Hosting hay Windows Hosting. Cả hai loại host này đều có kết cấu kỹ thuật hoàn toàn giống nhau nhưng sẽ khác nhau ở phần hệ điều hành.

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng WordPress ngày càng nhiều nên nhiều nhà cung cấp xây dựng thêm một gói dành riêng cho WordPress được gọi là WordPress hosting, gói này cũng là hệ điều hành Linux, nhưng được tối ưu server để chạy riêng cho WordPress để đạt hiệu suất cao nhất.

Nên chọn hosting loại nào cho website WordPress

Shared Hosting là loại hosting phổ biến nhất và thường được dùng để làm host chính thức cho các website từ nhỏ tới trung bình. Nếu như website bạn phát triển vượt quá mức tài nguyên cho phép của các dịch vụ Shared Host thì giải pháp mà bạn cần hướng đến đó là các dịch vụ VPS. Thế còn Dedicated Server và Cloud Hosting là một lựa chọn cao cấp dành cho các website lớn hoặc cần nhiều tài nguyên hơn cả VPS.

Nếu thuê hosting dùng cho những website vừa và nhỏ hay các blog cá nhân thì người ta sẽ chọn Shared Hosting. VPS, Server và Cloud Hosting thường chỉ dùng cho những website lớn, bởi giá dịch vụ của nó rất cao, có thể lên đến vài triệu mỗi tháng.

Vậy sao không nên chọn hosting miễn phí? Chính vì miễn phí nên nó có rất nhiều điểm hạn chế như: Đa phần không hỗ trợ thêm domain riêng, tài nguyên được phép sử dụng rất thấp, tốc độ chậm, bảo mật cực kỳ kém, nhiều nhà cung cấp bắt bạn phải treo quảng cáo lên website, cấu hình phần mềm lỗi thời, đa phần đều dễ gặp lỗi khi cài WordPress… Host miễn phí thường được những người mới tìm hiểu làm web hoặc chưa có kinh phí thuê host riêng sử dụng.

Vậy nên khi bạn bắt đầu một website bạn hãy chọn Shared Hosting. Thường thì ở đây người ta sẽ không gọi là shared hosting mà chỉ gọi ngắn gọn là host mà thôi. Về hệ điều hành thì bạn chọn Linux hosting hoặc WordPress hosting nếu dùng cho WordPress.

Chọn hosting Việt Nam hay nước ngoài?

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 4

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting, do đó để xây dựng một website bạn phải lựa chọn cho mình một nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất. Có 2 sự lựa chọn khiến nhiều người Việt Nam phải đau đầu đó là hosting Việt Nam và hosting nước Ngoài, nên chọn cái nào? Thực ra hosting Việt Nam hay hosting nước Ngoài đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó, cụ thể:

Hosting Việt Nam

Ưu điểm:

  • Tốc độ truy cập trong nước rất nhanh vì sử dụng chung một hạ tầng, băng thông nội bộ và khoảng cách địa lý từ người dùng đến datacenter thấp.
  • Dễ mua, dễ thanh toán.
  • Dễ yêu cầu hỗ trợ.
  • Không bất đồng ngôn ngữ.

Nhược điểm:

  • Giá thành hơi cao so với mặt bằng chung trên thế giới.
  • Nhiều nhà cung cấp chưa thật sự chuyên nghiệp.
  • Dịch vụ không thật sự chất lượng.

Hosting nước ngoài

Ưu điểm:

  • Tác phong phục vụ chuyên nghiệp.
  • Nhiều chương trình khuyến mãi.
  • Tốc độ truyền tải đi toàn cầu rất tốt.
  • Cấu hình phần mềm của host phổ biến.

Nhược điểm:

  • Bất đồng ngôn ngữ.
  • Tốc độ truy cập từ Việt Nam chậm do đường truyền xa, đặc biệt là mỗi đợt đứt cáp quang.
  • Khó khăn khi mua và thanh toán. Khi mua họ cần phải chứng thực qua CMND hoặc gọi điện. Và bạn chỉ có thể thanh toán qua Credit Card (Visa/Mastercard) hoặc PayPal.
  • Số lượng quá nhiều khó chọn.
  • Nhiều chỗ không chào đón người Việt cho lắm.

Nếu thích hosting nước ngoài thì tôi khuyên bạn chọn Hawk Host hoặc StableHost. Bởi cả 2 nhà cung cấp này đều có máy chủ đặt tại Hong Kong (gần Việt Nam) nên tốc độ về Việt Nam cũng rất tốt, không khác gì sử dụng hosting Việt Nam, đặc biệt giá rẻ ( Hawk Host rẻ gấp gần 10 lần host Việt Nam so với cùng 1 thông số cấu hình) và thường xuyên có rất nhiều mã giảm giá hấp dẫn.

Nên chọn dịch vụ hosting Việt Nam hay nước ngoài?

Nếu bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn hạn hẹp về tài chính, bạn làm website chủ yếu phục vụ truy cập từ nước ngoài…thì không lí do gì không chọn hosting nước ngoài. Ngược lại, nếu bạn hạn chế về tiếng Anh, bạn làm web hướng đến truy cập chủ yếu từ Việt Nam,…thì hosting Việt Nam là một sự lựa chọn tối.

Nói vậy thôi, bản thân tôi cũng làm blog tiếng Việt, tức là phục vụ người Việt, nhưng tôi vẫn sử đang sử dụng hosting Hawk Host, bởi tôi thấy hosting ở đây rất rẻ mà cấu hình rất trâu bò, nếu sử dụng mã giảm giá 40% của Hawk Host thì chỉ với 1,79$/tháng (khoảng 35.000vnđ) là đã được sở hữu gói 10GB Space, không giới hạn số lượng databases, không giới hạn băng thông, không giới hạn tên miền,…hơn gói 300.000vnđ của host Việt Nam. Đặc biệt do Hawk Host có location đặt tại Hồng Kông và Singapore nên rất phù hợp cho người dùng Việt Nam, vì đường truyền ngắn nên tốc độ truyền tải nhanh, cũng không hay bị ảnh hưởng mỗi đợt đứt cáp quang. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhà cung cấp này có thể xem bài viết sau:

Còn nếu muốn sử dụng hosting Việt Nam thì nên tham khảo một số bài viết sau:

Cách thuê hosting cho website WordPress

Sau khi bạn đã quyết định lựa chọn một nhà cung cấp hosting để sử dụng, bây giờ bạn sẽ truy cập vào website của họ, chọn gói hosting phù hợp nhất để dùng. Tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể về cách thuê hosting tại nhà cung cấp Hostvn để lập một website WordPress. Bạn cũng có thể xem thêm: Hướng dẫn thuê hosting tại HawkHost.

Bước 1: Tôi sẽ truy cập vào website của Hostvn: Hostvn.net

Bước 2: Tôi chọn Hosting Linux trong WEB HOSTING.

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 5

Bước 3: Chọn một gói thích hợp, vì tôi dùng cho một website mới, dữ liệu ít, truy cập ít nên tôi chọn đăng ký gói rẻ nhất, đó là LITE (27.250 vnđ/tháng).

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 6

Nhập tên miền sử dụng cho hosting. Ở đây có 3 sự lựa chọn:

  1. Tôi muốn HOSTVN đăng ký tên miền mới cho tôi: Cái này nếu bạn chưa có tên miền riêng để sử dụng cho hosting thì bạn có thể chọn và đăng ký mua ngay một tên miền mới tại đây.
  2. Tôi muốn chuyển tên miền về HOSTVN: Tức là bạn đã có một tên miền được đăng ký ở một nhà cung cấp khác nhưng bạn muốn chuyển tên miền đó về sử dụng tại HostVN.
  3. Tôi đã có tên miền và sẽ cập nhật DNS: Tức là bạn đã có một tên miền được đăng ký ở nhà cung cấp khác hoặc tại HostVN, bạn không muốn chuyển về HostVN, mà chỉ cần trỏ tên miền về sử dụng cho hosting của HostVN. Nếu bạn chọn cái này thì bạn phải chắc chắn rằng bạn đã mua được tên miền rồi nhé!

Ở đây tôi đã có một tên miền được đăng ký tại FTech, nên tôi chọn cái thứ 3, tôi sẽ cập nhật DNS để trỏ tên miền riêng vào hosting HostVN.

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 7

Bước 4: Chọn thời hạn thuê host, có thể bổ sung thêm một số dịch gia tăng, chọn xong nhấn “Thêm vào giỏ hàng“.

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 8

Bước 5: Xác nhận đơn hàng, nếu có mã giảm giá bạn có thể sử dụng.

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 9

Bước 6: Điền đầy đủ thông tin đăng ký của bạn, sau đó thanh toán đơn hàng.

Sau khi thanh toán, một vài phút sau bạn sẽ nhận được vài email thông báo tình trạng đăng ký của bạn, trong đó có một email quan trọng nhất là email thông báo về “thông tin tài khoản Hosting“, bao gồm: Đường dẫn quản lý Cpanel, thông tin đăng nhập, IP máy chủ,….

Hosting là gì? Cách chọn và thuê hosting cho website WordPress - 10

Bây giờ bạn có thể bắt đầu lập một website cho mình.

Đầu tiên, bạn đăng nhập vào trang quản lý tên miền rồi trỏ tên miền của bạn vào hosting theo IP máy chủ vừa nhận được từ email thông báo thông tin tài khoản Hosting.

Tiếp theo, dùng thông tin tài khoản vừa nhận được để đăng nhập vào trang quản lý Cpanel, sau đó tiến hành các bước cài đặt WordPress và hoàn thành một website hoàn chỉnh , về bước này thì các bạn xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết sau:

Vậy là các bạn đã có một website rồi đó, bắt đầu viết bài và chia sẻ mọi thứ lên đó để khách truy cập xem thôi.

1 1 vote
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem bình luận