Kể từ khi thuật toán Google Panda ra đời, đó cũng là lúc cụm từ “Content is king – Nội dung là vua” trở thành một câu khẩu hiệu quen thuộc cho dân SEOer.

Vậy thuật toán Google Panda là gì? Làm sao để tránh vi phạm thuật toán Google Panda để có được thứ hạng cao cho từ khóa của bạn? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Thuật toán Google Panda là gì?

Trước đây khi làm SEO mình rất ít khi quan tâm đến các thuật toán nhưng cho tới một ngày tự nhiều từ khóa bị tụt hạng và traffic giảm xuống đột ngột mới tá hỏa đi tìm cách giải quyết, trong đó Panda được mình nghiên cứu khá nhiều.

Google Panda là gì?

Google Panda là một thuật toán của Google, tạo ra nhằm thay đổi thứ hạng từ khóa một cách công bằng, dựa trên chất lượng nội dung của website.

Google Panda loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, những website có thương hiệu kém…khỏi kết quả tìm kiếm.

Mua tài khoản số đẹp MB Bank giá rẻ hơn 95%

Trong thời gian gần đây, những content dài có lượng thông tin lớn có vẻ đang được Google ưu ái, đặc biệt là những bài viết có số lượng từ lên tới 1000 – 2000 từ.

Không phải ai cũng có thể ngồi để bịa ra được chừng ấy từ, nhưng nếu nội dung thực sự hay, đem lại giá trị thực sự cho độc giả, giúp họ tìm thấy thông tin chính xác, đáp ứng nhu cầu… thì bài viết không cần quá dài vẫn có thể được ưu tiên.

Nếu bạn không có đủ khả năng để tạo ra content lên đến 1000 từ thì hãy cố gắng viết 1 bài tối thiểu 500 từ, bên cạnh đó nên nhóm những từ khó liên quan, đồng nghĩa chung một bài viết không nên chia nhỏ sẽ gây trùng lặp khá cao.

Những lỗi dẫn đến thuật toán Google Panda

1. Nội dung quá ngắn

Nội dung là vua, vì thế tập trung vào những nội dung hay hấp dẫn người đọc là điều nên đầu tư nhiều hơn.

Thông thường, mỗi trang, mỗi bài viết nên có nội dung từ 600 trở lên là tốt nhất. Mặt khác, nội dung dài và sâu sắc, thu hút khách hàng ở lại trang lâu, đây là một yếu tố quan trọng giúp Google đánh giá chất lượng nội dung của bạn.

Nếu trên trang web của bạn đang có những bài viết ngắn thì hãy bổ sung lại ngay, thêm những thông tin mới giúp người đọc không còn nhàm chán bởi những kiến thức đã quá cũ.

Content is king - Nội dung là vua

2. Các bài viết có nội dung na ná giống nhau

Mỗi bài nên nói về một chủ đề nhất định, nếu như bài này mình viết về Google Panda và mình chỉ tạo một content duy nhất nói về nó thôi, một số trang web đã gặp phải lỗi này bắt nguồn từ việc nghiên cứu từ khóa.

Ví dụ các key bạn có thể nhóm chung trong một bài viết:

– Thuật toán Google Panda là gì

– Cách khắc phục Google Panda

– Các thuật toán của google

– Thuật toán panda và penguin của google là gì

Cách tốt nhất là tạo ra những nội dung “độc”, tức là chỉ có duy nhất trên website của bạn. Nếu làm được vậy, chắc chắn từ khóa của bạn sẽ lên rất nhanh, có thể chỉ trong 1 – 2 ngày là top 1 Google. Đây cũng là cách tốt nhất để bạn có được thứ hạng bền vững lâu dài.

Còn nếu website của bạn có cùng nội dung với những website khác thì chắc chắn website nào có nội dung hay nhất thì sẽ được ưu tiên hàng đầu. Vì thế bạn cần phải tạo ra nội dung hay hơn người khác thì mới dễ dàng được lên top.

3. Mật độ từ khóa quá cao

Nhiều SEOer mới vào nghề hay spam, nhồi nhét từ khóa trong nội dung, trong title, description…điều này có thể giúp đạt được thứ hạng cao một cách nhanh chóng, nhưng sẽ không bao giờ ổn định được lâu dài.

Phân bố từ khóa đều trong nội dung là đều nên làm, nhưng hãy cố gắng làm sao cho tự nhiên nhất, tuyệt đối không spam. Nếu cảm thấy khó, bạn chỉ cần đặt từ khóa ở 4 vị trí gồm: Tiêu đề, đoạn đầu, trong 1 thẻ H2 và description.

Google Panda dựa vào yếu tố nào để xác định nội dung chất lượng?

Nhìn chung, Google Panda sẽ dựa vào hành động của người dùng để đánh giá chất lượng cho một nội dụng, cụ thể sẽ dựa vào các yếu tố sau:

1. Tỉ lệ thoát

Tỉ lệ thoát có nghĩa là khách chỉ vào một trang duy nhất sau đó thoát đi, không tương tác gì, không chuyển hướng sang trang khác trong website của bạn.

Tỉ lệ thoát càng thấp, Google càng đánh giá cao, vì thế hãy cố gắng giảm tỉ lệ thoát xuống mức thấp nhất có thể bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thu hút bình luận, liên kết đến những trang có nội dung hấp dẫn….

2. Tỉ lệ quay lại trang

Nếu người dùng chỉ vào trang của bạn một lần rồi lãng quên, thì có nghĩa là website của bạn không mang nhiều giá trị cho họ, đương nhiên cũng sẽ không được Google đánh giá cao.

Vì thế hãy tìm cách giữ chân khách hàng, khiến họ quay lại website một cách thường xuyên, chẳng hạn như tạo form đăng ký theo dõi qua email, tổ chức các chương trình quà tặng thường xuyên, kêu gọi khách hàng like Page Facebook rồi thường xuyên chia sẻ bài viết lên Page….

3. Thời gian ở lại trang

Mỗi người dùng ở lại trang của bạn càng lâu, thì có nghĩa là nội dung của bạn càng hữu ích, đây mới là điều quan trọng nhất để Google đánh giá chất lượng nội dung của bạn.

Đó cũng chính là lí do, mình luôn phải nhắc đi nhắc lại rằng: Muốn SEO tốt thì phải tạo ra những content thật hay, có độ dài tương đối để làm sao cho người dùng ở lại trang càng lâu càng tốt.

4. Tỉ lệ nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm thấp

Khi đã SEO được trang web top Google tìm kiếm rồi, thường xuyên xuất hiện trên Google tìm kiếm, nhưng nếu tỉ lệ người dùng nhấp vào thấp thì chắc chắn thứ hạng của bạn sẽ bị tụt dần.

Vì thế, hãy cố gắng tối ưu thẻ title và description thật lôi cuốn, thu hút khách hàng click càng nhiều càng tốt.

Kết luận

Làm sao để website tăng tưởng ổn định đó là câu hỏi mà những người làm SEO đều muốn tìm lời giải đáp, không phải chúng ta cứ tăng số lượng bài viết nhiều là có người truy cập lớn.

Hãy cố gắng sáng tạo trong nội dung, viết những nội dung thực sự hấp dẫn, chưa từng được ai viết, cải thiện lại các bài viết chất lượng kém, cập nhật lại các bài viết quá cũ.

Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên sử dụng Google Analytics để phân tích các chỉ số như: Lượt truy cập, thời gian ở lại trang, tỉ lệ quay lại trang, tỉ lệ thoát,…để kịp thời khắc phục khi website có tình trạng đi xuống.

Đó chính là những công việc nên làm thường ngày của Seoer.

0 0 votes
Article Rating
guest
1 Comment
Mới nhất
Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem bình luận
Nam Hải
4 năm trước

thích nhìn Google Panda, nhìn gấu panda thấy vui vui, nhưng mình ít sử dụng bên đây