Chào các bạn. Đối với những người đã sử dụng điện thoại Android lâu năm hoặc là những người thích vọc vạch hệ điều hành này, thì thuật ngữ Root không còn xa lạ gì nữa. Nhưng đối với những người mới sử dụng Android hay là những người mù công nghệ thông tin, thì Root có vẻ khá xa lạ đối họ. Vậy Root là gì? Root Android là gì? Có nên Root Android hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Root Android là gì?

Trên điện thoại Android, người dùng không thể xoá được các ứng dụng mặc định đã cài sẵn trong hệ thống. Đó là vì người dùng thiết bị Android không có quyền truy cập ưu tiên. Đây là quyền cho phép người dùng hoàn toàn làm chủ thiết bị của mình. Root là quá trình cho phép người dùng lấy lại quyền truy cập ưu tiên. Cũng bởi lí do này nên quyền truy cập ưu tiên còn gọi là quyền truy cập Root.

Root Android là gì?

Việc Root Android sẽ làm bạn trở thành siêu người dùng (superuser). Root làm được điều này bằng cách xâm nhập sâu vào hệ thống Android. Sự khác biệt giữa superuser và basicuser (người dùng bình thường) là superuser có toàn quyền đối với thiết bị của mình.

Ưu điểm khi Root Android

Root có rất nhiều ưu điểm, mà những thiết bị chưa được Root sẽ không thể làm được như:

1. Gỡ ứng dụng mặc định đã được cài sẵn trên điện thoại

Như đã nói ở trên, người dùng Android thông thường không thể xoá được các ứng dụng mặc định mà nhà sản xuất đã cài sẵn trong hệ thống. Bởi vì những ứng dụng này được cài vì lý do kinh doanh, quảng cáo. Điều này thực sự không cần thiết đối với người dùng chúng ta, vì có những ứng dụng mà chúng ta chả thèm động tới. Nhưng muốn xoá không được mà để thì vướng víu, tốn chỗ. Chỉ có Root mới có thể xoá được hoàn toàn những ứng dụng này.

Mua tài khoản số đẹp MB Bank giá rẻ hơn 95%

Ưu điểm khi Root Android - Ảnh 1

2. Cài app không tương thích và cài app vào sâu hệ thống

Bạn có một app hay? Và bạn muốn cài đặt nó. Nhưng bạn chợt nhận ra rằng máy bạn không thể cài app này vì nó không tương thích, nên hệ thống cho cho quyền bạn cài. Điều này hoàn toàn có thể giải quyết khi máy chúng ta đã được Root.

Khi thiết bị đã được Root, chúng ta có thể “nhét” ứng dụng vào thiết bị bằng cách chỉnh sửa tập tin hệ thống và cài đặt app mà chúng ta muốn. Những tập tin này sẽ không thể chỉnh sửa nếu máy bạn là một thiết bị bình thường.

Tương tự, chúng ta cũng có thể biến app của mình thành app mặc định, không thể xoá theo cách thông thường nếu không Root (như những app mặc định của nhà sản xuất) bằng cách chét các ứng dụng vào tập tin hệ thống

3. Chạy ứng dụng yêu cầu quyền truy cập Root

Có những ứng dụng rất nhiều tính năng hay, chẳng hạn ứng dụng đóng băng app để tiết kiệm pin, chỉnh sửa tập tin của app mà không cần phải làm theo cách thủ công, thay đổi giao diện,…Nhưng những ứng dụng này sẽ vô dụng, hoặc sẽ không phát huy hết tính năng nếu máy của bạn chưa được Root

4. Tiết kiệm pin, bộ nhớ máy, RAM

Khi chúng ta Root máy, chúng ta có thể ép, giảm xung nhịp CPU, đóng băng các ứng dụng không cần thiết, ứng dụng chạy ngầm để tiết kiệm pin. Việc đóng băng ứng dụng chạy ngầm cũng giúp RAM trống nhiều hơn, giúp máy nhanh hơn. Ngoài ra, Root sẽ xoá những ứng dụng mặc định, làm trống bộ nhớ máy

5. Tuỳ biến giao diện

Bạn quá nhàm chán với giao diện mặc định của máy? Và bạn đổi giao diện sang cái khác. Nhưng máy bạn chưa được Root nên bạn chỉ có thể đổi được một số giao diện. Và chẳng mấy chốc bạn đã chán hết tất cả. Root có thể giải quyết vấn đề này. Khi Root, chúng ta có thể thay đổi giao diện của cả hệ thống, từ hình nền, thanh thông báo, thậm chí có thể thay đổi icon và giao diện của ứng dụng theo ý thích của mình

Ưu điểm khi Root Android - Ảnh 2

6. Chỉnh sửa tập tin của ứng dụng

Root sẽ can thiệp sâu vào hệ thống, chỉnh sửa những tập tin của ứng dụng. Cũng vì vậy mà chúng ta có thể hack game, hack app bằng cách này

Nhược điểm khi Root Android

Bên cạnh những ưu điểm, Root còn có những nhược điểm khiến người dùng chúng ta đáng để lưu tâm.

1. Máy có thể trở thành “cục gạch” theo đúng nghĩa đen

Nhược điểm khi Root Android - Ảnh 1

Trong quá trình Root, nếu như bạn vô tình làm hỏng phần mềm của máy, hoặc do Root sai cách, thì máy bạn sẽ có khả năng bị lỗi hệ thống Android. Triệu chứng điển hình là treo logo tên hãng hoặc khởi động lại máy mãi mà chưa vào được bên trong…

Khi gặp lỗi, bạn nên tìm cách khắc phục bằng cách tìm kiếm Google hoặc trên các diễn đàn về công nghệ (chẳng hạn như vforum, tinhte…) hoặc nếu không tự làm được thì phải ra cửa hàng sửa chứa điện thoại làm giúp.

Vì vậy, trước khi Root, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông số về máy: Đời máy bao nhiêu, dòng nào, hãng nào, tên thiết bị, phiên bản Android bao nhiêu,…bởi vì mỗi thiết bị sẽ có các cách Root khác nhau.

2. Bị malware xâm nhập

Vì Android là hệ điều hành mã nguồn mở, cho nên người dùng có thể cài đặt những ứng dụng ở ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc máy của bạn sẽ có nguy cơ nhiễm mã độc cao. Một khi mã độc xâm nhập được vào thiết bị của bạn, chúng sẽ lấy được thông tin cá nhân, dữ liệu quan trọng của bạn….

Nhược điểm khi Root Android - Ảnh 2

Ngoài ra, thiết bị của bạn có thể sẽ bị lợi dụng vào những cuộc tấn công có mưu đồ xấu. Nguy hiểm hơn cả là tin tặc sẽ chiếm quyền truy cập Root của bạn, vì lúc này, thiết bị đã Root, chúng sẽ có toàn quyền với thiết bị của bạn và bạn biết hậu quả là gì rồi đấy.

3. Không thể nâng cấp phần mềm từ nhà sản xuất

Khi thiết bị đã Root, đồng nghĩa với việc tính toàn vẹn của hệ điều hành sẽ không còn, do vậy nhà sản xuất sẽ từ chối nâng cấp và hỗ trợ cho thiết bị của bạn. Lúc này, nếu bạn vẫn muốn nâng cấp thì phải làm theo cách thủ công hoặc sử dụng những công cụ đặc biệt, khá là phức tạp và khó thực hiện.

3. Mất bảo hành

Cái này thì quá rõ ràng, chẳng có nhà sản xuất nào lại chịu đi hỗ trợ cho thiết bị đã can thiệp vào hệ điều hành. Vì khi trong quá trình sửa chữa sẽ phát sinh ra những lỗi không đáng có. Vì vậy mọi người nên cân nhắc nếu như máy vẫn trong thời gian bảo hành.

Có nên Root Android hay không?

Quan những ưu và nhược điểm trên thì hẳn bạn đã tự có câu trả lời “Có nên Root Android hay không?”

Nhưng theo mình, nếu bạn chỉ là một người dùng bình thường, hay sợ mất bảo hành, sợ bị đánh cắp thông tin, không biết cập nhật phần mềm bằng cách thủ công thì không nên Root.

Còn nếu bạn là người thích vọc vạch Android và khám phá hệ điều hành này thì hãy Root và khám phá, nhưng phải tự mình gánh chịu những hậu quả xảy ra nếu có.

Trên đây là những nét cơ bản về Root Android. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình! Chúc các bạn có một ngày tuyệt vời!

Xem thêm:

5 1 vote
Article Rating
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem bình luận