Cách đây khoảng hơn 1 năm khi là mới tiếp xúc với ngành SEO tôi đã từng thắc mắc rằng: “quy trình SEO một website” như thế nào? Cần làm những công việc gì, bắt đầu từ đâu và làm thế nào để các từ khóa lên top?

Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về vấn đề này, tò mò không biết quy trình thực hiện một dự án SEO như thế nào hãy ở lại bài viết của tôi 5 phút. Bạn sẽ tìm được câu trả lời ở ngay bên dưới đây.

Tìm hiểu về Quy trình seo một website
Tìm hiểu về Quy trình seo một website

Quy trình SEO một website là gì? 

Thật ra, quy trình SEO một website giống như việc bạn học hết cấp 1, nó không quá cao siêu như mọi người nghĩ đâu. Học hết lớp 1 rồi đến lớp 2,3,4,5 các môn toán, lý, hóa, anh, văn,…

Tôi muốn so sánh việc làm SEO với học hết tiểu học là muốn bạn hiểu rằng: “SEO là một công việc cần làm từ từ từng công đoạn, từng bước một” nó không bùm một phát có thành tựu hay kết quả ngay. Nếu bạn là một người không có tính kiên nhẫn, chăm chỉ cần cù hãy bỏ nghề SEO!

Khi bắt đầu nhận SEO một website, dù là đi làm ở công ty hay làm dự án riêng thì đều gặp 2 trường hợp. Hoặc là website mới tinh, không thì là một website đã hoạt động được một thời gian. Tôi sẽ viết quy trình SEO của tôi, kinh nghiệp thực tế của tôi theo 2 trường hợp này.

Nhấn mạnh lại: Đây là quy trình SEO của tôi vẫn áp dụng, bạn có thể tham khảo.

Mua tài khoản số đẹp MB Bank giá rẻ hơn 95%

Trường hợp 1: Website mới tinh vừa mua tên miền

Đây là trường hợp tôi đánh giá là cơ bản khi làm SEO. Một chút nữa sang trường hợp 2 tôi cũng sẽ quy về trường hợp này, nói cách khác trường hợp 2 chính là dạng biến thể hoặc nâng cấp của trường hợp 1.

Quy trình SEO một website - Bắt đầu SEO môt website mới tinh
Quy trình SEO một website – Bắt đầu SEO môt website mới tinh

Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến nội dung các bước một cách tổng quát để bạn hiểu rằng quy trình SEO một website là gì, từ con số 0 traffic/ngày lên 200, 300 rồi 500 traffic/ngày như thế nào. Các bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu mảng, lĩnh vực chuẩn bị SEO

Thường thì tôi sẽ mất nguyên 1 ngày để tìm hiểu về mảng và lĩnh vực mình chuẩn bị SEO. Bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất, sau đó đến sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp. Sau đó quay sang tìm về đối thủ, các chủ đề liên quan.

Nghiên cứu lĩnh vực chuẩn bị seo - Quy trình SEO một website
Nghiên cứu lĩnh vực chuẩn bị seo – Quy trình SEO một website

Những kiến thức chuyên sâu thì cần thời gian lâu hơn. Những thứ đó bạn sẽ dần nhận ra khi làm việc về chủ đề này một khoảng thời gian. Ví dụ trong mảng nội thất, sau 2 tháng tôi mới biết được gỗ mdf lõi xanh và gỗ mdf veneer là gì, khác nhau như thế nào?

Nghiên cứu lĩnh vực bạn đang SEO sẽ không bao giờ ngừng lại cho đến khi bạn không SEO nữa. Vì sao lại vậy? Đơn giản vì càng nghiên cứu bạn sẽ càng trở thành chuyên gia trong mảng đó. Khi thành chuyên gia thì sẽ cung cấp những bài viết tốt, phần nội dung chất lượng mà không phải ai cũng chia sẻ được. Lúc đó bạn sẽ lên top dễ dàng.

Bước 2: Lên kế hoạch SEO

Bản kế hoạch SEO có lẽ luôn là phần đau đầu nhất đối với các SEOer. Nếu là các newbie được xem một bản kế hoạch SEO thì cứ như là thấy bí kíp võ công thất truyền vậy. Ngày trước tôi cũng là newbie và cũng như thế.

Kệ hoạch seo sơ bộ
Kệ hoạch SEO sơ bộ

Kế hoạch SEO dự định sẽ được viết ở một bài viết sắp tới. Vì trong bài viết này tôi không muốn viết cụ thể về một bước nào cả.

Bước 3: Thực hiện tìm từ khóa

Tìm từ khóa là bước rất quan trọng trong SEO. Thường thì tôi hay sử dụng các tool tìm từ khóa như:
-Dùng Keytool.io tìm từ khóa miễn phí, sử dụng bản trả phí để kiếm thêm volume và trends.
– Dùng Spineditor để check volume của những từ nào cần kiểm tra.
– Dùng google trends để tìm trong mảng có những chủ đề nội dung và từ khóa nào đang được tìm kiếm nhiều nhất.
– Dùng Google Ads để nghiên cứu thêm về từ khóa của trang web đối thủ, từ khóa trong mảng.
– Dùng Ahrefs để check từ khóa phantom nhanh nhất.

Tìm từ khóa
Tìm từ khóa

Sau khi thực hiện tìm từ khóa sẽ phải lọc phân loại và hình thành những phần nội dung quan trọng.

Tìm từ khóa -> phân loại từ khóa -> xây dựng nội dung (cấu trúc website) tốn rất nhiều thời gian. Thật sự bước này rất vất vả!

Bước 4: Setup website và tối ưu cho nó chuẩn SEO

Vì là một website mới tinh nên bạn cần tối setup và tối ưu website chuẩn SEO. Những hạng mục như:
– Trang chủ chuẩn SEO chưa?
– Tối ưu tag chưa, gồm những tag chính nào?
– Tối ưu chuyên mục chuẩn SEO chưa?
– Menu, hình ảnh, tốc độ tải trang, title cho các heading, nofollows-dofolows link trên trang, gắn link footer, từ khóa trên trang,…

Tối ưu website khác rất nhiều so với tối ưu bài viết, nội dung. Bạn cần bắt tay vào làm mới “ngộ đạo” ra được.

Trong thời gian tới tôi sẽ viết một bài về những yếu tố cần tối ưu cho 1 website mới tinh, trang chủ, category, tag, single,… Hãy đọc nó nhé!

Bước 5: Xây dựng nội dung

Tôi không muốn nói nhiều về bước xây dựng nội dung bởi vì văn phong, phần nội dung của mỗi người (content) viết ra sẽ khác nhau. Ý tưởng SEO của các SEOer cũng khác nhau nữa nên phần nội dung này dạng cây nhiều nhánh. Mỗi người SEO sẽ tự tạo ra những nhánh khác nhau.

Nhờ content seo hỗ trợ xây dựng nội dung
Nhờ content SEO hỗ trợ xây dựng nội dung

Bạn chỉ cần nắm được ý chính sau của bước này: “Nội dung chính là phần quan trọng bậc nhất trong việc làm SEO, trong 10 kết quả trang 1 đâu là câu trả lời hay nhất sẽ dễ dàng có vị trí top 3

Dù có Onpage từ khóa tốt mấy, Offpage mạnh bao nhiêu mà nội dung như cục sh*t thì không thể nào ngồi ở top 3 được lâu cả. Tôi thường xây dựng nội dung hướng đến người dùng. Ví dụ ở bài viết này, tôi đang chia sẻ những thứ trong SEO mà chắc chẳng có ai nói với bạn cả!

Bước 6: Tối ưu nội dung và tiến hành Onpage và Offpage

Đây là bước cần phải làm hằng ngày. Chỉnh sửa nội dung các landing page của bạn sao cho nội dung hay nhất, từ khóa sử dụng tự nhiên nhất. Công đoạn này tôi tạm gọi đó là Onpage lại các bài viết. Có rất nhiều yếu tố Onpage để tôi kể sơ qua cho bạn:

– Thuộc tính Alt ảnh

– Các heading trong bài

– Bold từ khóa

– Mật độ từ khóa

– Ngữ cảnh từ khóa

– Từ khóa LSI,..

[Chia sẻ] Tôi đã mất hơn 2 tháng để học cách tối ưu một Landing page như thế nào để các con bọ google thích nhất. Mỗi một lần tối ưu song submid wmt sẽ thấy sự thay đổi thứ hạng (1 là lên, 2 là xuống). Công việc này quả thật rất đau đầu tôi khuyên các bạn không nên áp dụng quá thô cứng. Trong thời gian tới tôi cũng sẽ viết một bài kể lại những gì tôi đã tối ưu cho 1 bài viết để bạn tham khảo.

Tìm kiếm và xây dựng backlink
Tìm kiếm và xây dựng backlink

Song song với việc Onpage bạn cần xây dựng Backlink tôi gọi đó là tối ưu Offpage. Backlink sẽ giúp ích rất nhiều trong SEO. Hiện nay có nhiều trường phái SEO, nhiều SEOer tuyên bố rất hùng hồn: “SEO không cần backlink!”. Tôi không tranh luận về vấn đề này và chỉ muốn bạn biết một điều: “liên kết là một yếu tố giúp xếp hạng tìm kiếm đã được google tuyên bố”

Bước 7: Theo dõi và báo cáo

Bước theo dõi từ khóa và báo cáo cần làm hằng ngày và hàng tuần. Theo dõi các số liệu này qua Google Analytic, Google Webmastertool. Có 3 câu hỏi thần thánh tôi muốn chia sẻ với bạn trong suốt quá trình tôi làm SEO học được:

– Hôm nay traffic tăng hay giảm nó thay đổi ở landing page nào?
– Tại sao traffic lại giảm?
– Cách xử lý vấn đề này như thế nào?

Theo dõi website qua analytic
Theo dõi website qua analytic

Khi theo dõi và báo cáo hằng ngày một website trong khoảng 1 tháng bạn sẽ hiểu được web mà bạn đang SEO nó cần làm gì để phát triển, nó đang gặp những vấn đề gì? Nội dung nó đã ổn hay chưa, từ đó đưa ra kế hoạch SEO hiệu quả trong thời gian tới.

Bước 8: Xử lý các lỗi audite chúng

Một sự thật tôi muốn bạn biết đó là 100 ông làm SEO thì 100 ông đều đã mắc sai lầm ít nhất 1 lần. Dính thuật toán a, b,c, trùng lặp nội dung, tối ưu chưa chuẩn, bị tố cáo DMCA, bị phạt backlink,…tôi gọi tất cả những thứ đó là lỗi trên web cần phải xử lý.

Audite lại website là một mảng cực lớn trong SEO, những công việc của nó không hề thua kém so với việc bạn xây dựng hệ thống nội dung, hệ thống back link,  tối ưu hay nghiên cứu từ khóa. Nhiều lúc khi audite hoàn thành trang web của bạn sẽ vực dậy mạnh mẽ và tăng trưởng đến bất ngờ.

Bước 9: Phát triển website

Cuối cùng là bước phát triển website. Những công việc phát triển web khá đơn giản như tìm từ khóa mới, viết mới nội dung, thêm chức năng tối ưu trải nghiệm người dùng. Quan trọng nhất của việc phát triển website đó chính là: không trùng lặp nội dung, không dính thuật toán, hữu ích với người dùng.

Hãy seo mũ trắng
Hãy SEO mũ trắng

Tôi khuyên bạn hãy “SEO mũ trắng“, có như vậy sau này mới không phải chỉnh sửa khắc phục những lỗi bị phạt. Có như vậy bạn mới không ngừng phát triển trang web của mình được.

Trường hợp 2: Website đã hoạt động một thời gian

Như đã nói ở phần đầu trường hợp 2 sẽ là dạng biến thể hoặc là dạng nâng cấp của trường hợp 1. Giống như trong toán học trường hợp 1 là phương trình ax + b = c thì trường hợp 2 sẽ là bất phương trình ax + b > c.

Website đã hoạt động được một thời gian tức là đã có nội dung, có traffic, có từ khóa lên top và backlink. Tuy nhiên những phần này đang như một “mớ bòng bong” rối tinh và không theo ý tưởng SEO của bạn. Để làm mọi thứ trở về với quỹ đạo và theo ý tưởng SEO ban đầu thì cần thực hiện một số thủ thuật sau:

Bước 1: Lên kế hoạch SEO tổng quát (giống trường hợp 1)

Việc lên kế hoạch SEO tổng quát thực hiện không có gì khác so với trường hợp 1. Bạn vẫn phải nghiên cứu thị trường, tìm từ khóa, lên nội dung chính, ý tưởng SEO mới theo ý bạn.

Bước 2: Xử lý trùng lặp ghép nối những gì đã có vào bản kế hoạch SEO

Bước thứ 2 chính là chỉnh sửa lại website, những phần nội dung nào trùng lặp hãy audite chúng. Có thể xóa rồi redirect hoặc chỉnh sửa nội dung của nhiều bài thành 1 bài tổng, bài chủ đề thật dài, nhiều nội dung nhỏ. Đây là cách tôi thường làm.

Xử lý lỗi - trùng lặp nội dung
Xử lý lỗi – trùng lặp nội dung

Sau khi chỉnh sửa song bạn hãy đánh dấu vào phần kế hoạch SEO đã lập ban đầu và thực hiện các bước kế tiếp.

Bước 3: Triển khai tiếp kế hoạch SEO đã đề ra

Bước tiếp theo đó chính là tiếp tục triển khai kế hoạch SEO tổng quát ban đầu. Việc này nói thì rất đơn giản nhưng bắt tay vào làm thật sự gặp rất nhiều khó khăn. Thường thì những SEOer có kinh nghiệm khoảng 3 – 6 tháng là có thể thực hiện thành thạo các công việc này.

Kết luận

Vậy là tôi đã chia sẻ sơ qua về những bước SEO một website mà một SEOer  cần thực hiện. Đây là quy trình SEO một website mà tôi thường áp dụng trong tất cả các dụ án, các website tôi quản lý. Hi vọng nó không làm bạn buồn ngủ, nản với nghề SEO. Nếu bạn thích thú bài viết này tôi chắc chắn bạn có tiềm năng trở thành một người SEOer tài giỏi trong tương lai đó.

Chúc bạn thành công và cảm ơn đã đọc hết bài viết này!

0 0 votes
Article Rating
guest
7 Comments
Mới nhất
Cũ nhất
Inline Feedbacks
Xem bình luận
Thơ
1 năm trước

bài viết rất hay, cụ thể và hữu ích, mình đã đọc áo dụng thành công cho trang https://www.top5hot.vn/, cảm ơn ad

Hoàng Thơ
1 năm trước

bài viết hữu ích, mình đã áp dụng thành công cho web https://www.top5hot.vn/

Hưng Trần
4 năm trước

Một bài viết hay. em cùng đang xây dựng một website, nhưng thành quả chưa được khả quan lắm

Minh Hiếu
4 năm trước

Cảm ơn anh Sơn

Parco
4 năm trước

Bài viết chi tiết, cảm ơn anh Sơn Zim chia sẻ

Ngô Việt Dũng
4 năm trước

Sơn Zim cho mình hỏi chút, sao gần đây mình chăm xây dựng back link hơn thì SEO keyword càng tụt ? Liệu có phải bị google phạt và cách kiểm tra ở đâu hả bạn ?
Cảm ơn Sơn trước !

Sơn Zim
Quản trị viên
4 năm trước

Đi backlink phải biết cách đi nhé! đi bừa là tác dụng ngược lại đó. Cần tìm những nguồn backlink chất lượng mà đi. Chỉ có thể kiểm tra nguồn backlink chứ k tìm được việc kiểm tra google phạt hay không đâu.